Có thể nói nguyên nhân chính gây ra bệnh gai khớp gối chính là do sự thoái hóa của sụn khớp. Sụn khớp bị thoái hóa do nhiều yếu tố:
Tuổi tác: Từ 30 tuổi trở đi các dịch khớp không còn nhiều như trước dẫn đến tình trạng khô khớp , sụn khớp của chúng ta cũng bắt đầu thoái hóa dần và diễn tiến rất âm thầm chúng ta không thể biết được.
Phụ nữ mang thai, nuôi con, người béo phì, tiểu đường, buồng trứng “lên lão”, hormone suy giảm… đều là yếu tố thúc đẩy sụn khớp thoái hóa nhanh hơn.
Khi sụn khớp gối bị ăn mòn và trở lên lởm chởm thì cơ thể sẽ phục hồi nó bằng cách đắp vá canxi vào những chỗ đó. Tuy nhiên vì thành phần cấu tạo nên sụn không phải là canxi cho nên canxi chỉ còn cách đọng lại bên ngoài tạo thành những mỏm lởm chởm mà người ta gọi là gai xương.
Phòng và chữa trị gai khớp gối như thế nào?
Có nhiều cách để chữa trị bệnh gai khớp gối hiện nay như dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu (xoa bóp, chườm nóng,…), tiêm thuốc vào khớp. Với những trường hợp nặng, bệnh nhân được cho nội soi khớp, mài những chỗ lớm khởm của sụn, cắt những cái “gai”, ghép sụn lành vào chỗ bị “ăn mòn”… mang đến hiệu quả điều trị tích cực. Với những bệnh nhân bị gai khớp gối quá nặng, đến mức không đi được thì cần phải thực hiện phẫu thuật khớp gối, đục khớp, thay khớp gối nhân tạo.
Tuy nhiên đừng để đến khi khớp có triệu chứng thoái hóa mới bắt đầu cuống cuồng đi chạy chữa. Bạn cần chăm sóc và bảo vệ hệ xương khớp của mình ngay từ khi bạn 30 tuổi để phòng ngừa thoái hóa khớp, gai khớp.
Theo các chuyên gia, bạn cần ngăn ngừa gai khớp gối ngay từ giai đoạn đầu khi sụn khớp và xương dưới sụn vẫn còn khỏe mạnh hoặc mới bắt đầu bị thoái hóa bằng cách cung cấp dưỡng chất cho sụn khớp và xương dưới sụn như canxi, vitamin D, collagen, glucosamin, chondrotin và các dưỡng chất cần thiết có lợi cho xương khớp. Chế độ ăn cần hạn chế muối, đường, dầu mỡ và tập luyện thường xuyên để khớp dẻo dai.
Bệnh nhân cũng cần điều chỉnh cân nặng phù hợp, nên giảm cân nếu cơ thể trong tình trạng thừa cân, béo phì để giảm bớt áp lực lên khớp gối. Hạn chế và tránh thực hiện các thói quen không tốt như ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân.
Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.
►Xem thêm: Biểu hiện bệnh xơ cứng cơ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét